Cách nhận biết và chữa trị bệnh suy thận mạn tính

Sử dụng thuốc lợi tiểu (diuretic medications) để kích thích đi tiểu nhằm loại bỏ được chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể

Dấu hiệu nhận biết bệnh suy thận mạn tính

Bệnh suy thận mạn tính là hậu quả của bệnh suy thận cấp tính khi không được phát hiện sớm hoặc không được điều trị triệt để. Ở giai đoạn này các triệu chứng của bệnh khá rõ ràng và diễn ra với tính chất thường xuyên hơn, cụ thể như sau:

Đi tiểu nhiều, nhất là vào ban đêm
Một số bệnh nhân lại bị giảm số lần đi tiểu và lượng nước tiểu thải ra
Có thể có lẫn máu trong nước tiểu
Thay đổi màu sắc nước tiểu: Nước tiểu bị đục hoặc có màu trà

Khó thở là biểu hiện của bệnh suy thận giai đoạn mạn tính

Bệnh nhân bị phù nề tay chân và sưng húp hai bên mắt do thận mất khả năng loại bỏ chất lỏng dư thừa khiến cho cơ thể bị tích nước. Kèm theo đó là tình trạng tăng huyết áp , cơ thể mệt mỏi, khó thở, chán ăn, nôn và buồn nôn.
Một số triệu chứng khác: Hay khát nước, miệng và hơi thở có mùi hôi, sụt giảm cân nặng, ngứa ngáy, bị chuột rút, da chuyển sang màu vàng nâu.
Không khó để nhận biết các dấu hiệu trên nếu mọi người quan tâm đến sức khỏe của mình. Hãy đến bệnh viện làm xét nghiệm nước tiểu để chuẩn đoán bệnh nếu nghi ngờ sức khỏe của thận đang có vấn đề.

Cách điều trị bệnh suy thận mạn tính

Mục tiêu của các phương pháp chữa bệnh suy thận mãn là ngăn chặn sự tiến triển của bệnh, khắc phục nguyên nhân và biến chứng của bệnh, đồng thời thay thế các chức năng mà thận đã bị mất. Cách điều trị bệnh suy thận mạn tính bao gồm:

1.Điều trị nội khoa

Thực hiện các biện pháp giúp cải thiện các triệu chứng cho bệnh nhân như:

Ổn định huyết áp
Duy trì kiểm soát lượng đường trong máu
Uống hoặc tiêm chất sắt để kích thích tạo hồng huyết cầu cải thiện chứng thiếu máu
Sử dụng thuốc lợi tiểu (diuretic medications) để kích thích đi tiểu nhằm loại bỏ được chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể
Bên cạnh đó bệnh nhân cần thực hiện chế độ ăn ít chất đạm, ăn nhạt . Xây dựng chế độ ăn uống thích hợp theo hướng dẫn của bác sĩ hay các chuyên gia dinh dưỡng để góp phần ngăn chặn tình trạng bệnh suy thận mạn tiếp tục phát triển nặng thêm.

2. Lọc máu

Với những bệnh nhân bị suy thận mạn giai đoạn cuối có chỉ số ure trong máu tăng cao hoặc bị tăng potassium máu và đã được điều trị nội khoa mà không có hiệu quả thì bệnh nhân sẽ được chỉ định lọc máu ngoài thận để loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể.

Hiện các các bệnh viện đang ứng dụng 2 phương pháp lọc máu ngoài thận là chạy thận nhân tạo được thực hiện tại trung tâm chạy thận và thẩm phân phúc mạc được thực hiện ngay tại nhà. Bệnh nhân có thể xem xét lựa chọn phương pháp nào tiện lợi nhất với bản thân mình.

3. Ghép thận

Ghép thận là sự lựa chọn cuối cùng cho bệnh nhân bị suy thận mạn giai đoạn cuối. Bệnh nhân được phẫu thuật để thay thế 1 quả thận mới từ nguồn hiến tặng phù hợp.

Tùy theo tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị bệnh suy thận mạn thích hợp. Nếu đáp ứng tốt với điều trị và được chăm sóc đúng cách bệnh nhân suy thận mãn vẫn có cơ hội sống thêm được nhiều năm nữa.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *